5 loài cá cảnh, sinh vật cảnh độc đáo nhất

17/09/2020 22:12

Nếu bạn đang muốn trang trí bể cá cảnh nước ngọt của nhà mình với những loài cá cảnh hoặc sinh vật cảnh mang vẻ đẹp kỳ lạ, cùng những sắc màu tươi sáng và độc đáo thì bài viết này có thể rất hữu ích cho bạn!

Có rất nhiều loài sinh vật cảnh sống dưới nước đẹp để lựa chọn dành cho những người mới tập chơi thủy sinh và phù hợp với sở thích của từng người.

Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê ra 10 loại sinh vật cảnh sống dưới nước đẹp và độc đáo nhất. Hi vọng bạn có thể tham khảo và có thể chọn ra một số loại cá ưa thích để thêm vào bể cá cảnh của mình.

1. Cá Dĩa (Discus)

Cá dĩa bơi trong bể cá cảnh

Cá dĩa (Discus) là một chi của dòng Cichlids có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon. Chúng có màu sắc tươi sáng và dạng tròn dẹt như chiếc dĩa đúng như tên gọi của chúng. Đặc điểm nổi bật của chúng là những mảng da, dạng hình học và với nhiều màu sắc kì lạ nhưng bắt mắt.

Trong hơn 30-40 năm qua, loài cá này đa số được nuôi và chăm sóc bởi những người chơi cá chuyên nghiệp nhưng thực tế là giống cá này rất dễ để chăm sóc.

Màu sắc phổ biến của chúng chủ yếu là đỏ, xanh và ngọc lam. Con trưởng thành có kích thước trung bình, với chiều cao và chiều dài khoảng 20-25 cm.

Một lí do khác khiến những người mê cá cảnh yêu thích loài cá này là bởi vì chúng có cách nhận biết chủ của chúng và có những phản xạ riêng biệt để chào bạn khi bạn tiến đến gần bể cá.

2. Cá Rồng (Arowana)

Cá rồng kim long

Một số người nhận định rằng Cá rồng (Arowana) có hình dạng tương tự như loài khủng long, với bộ xương hàm mạnh mẽ và hàm răng sắc như dao cạo. Loài cá này cũng có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon và con trưởng thành có thể đạt đến kích thước 120 cm nếu sống trong môi trường tự nhiên và 75 cm nếu sống trong môi trường nhân tạo.

Chính vì kích thước của chúng khá lớn nên bạn sẽ cần đến một bể cá rộng và dài tầm 1.2m x 1.2m hoặc có thể lớn hơn để nuôi loài cá này.

Thức ăn ưa thích của chúng đặc biệt là cua sống, sâu bọ, tôm hoặc thực phẩm đông lạnh và thức ăn dạng viên. Cũng chính vì kích thước khá lớn này và tiêu thụ một lượng lớn thức ăn như vậy, chất thải nó thải ra cũng khổng lồ không kém nên bạn việc xây dựng một hệ thống lọc nhanh và mạnh là điều rất cần thiết.

Tốt hơn hết nếu bạn đam mê nuôi loài cá này, bạn nên tạo ra một môi trường sống gần với môi trường tự nhiên nhất, bao quanh là tảo thực vật, cát và đá, bằng cách này cá có thể phát triển đến trạng thái tối đa.

Một số giống cá như loài cá Rồng Vàng tự nhiên có thể phóng mình khỏi mặt nước để săn mồi. Vậy nên cũng đừng quá ngạc nhiên nếu bạn thấy con cá rồng nằm trên sàn khi bước vào nhà, việc bạn cần làm chỉ cần cố gắng đưa nó vào lại trong bể mà thôi.

3. Cá Hổ (Datnoid)

Cá hổ nuôi trong bể cá cảnh

Loài cá Datnoid thường sinh sống trong nguồn nước tại Indonesia và Thái Lan. Chúng còn được gọi bằng cái tên cá hổ bởi những sọc đen lớn và những hoa văn giống với trên cơ thể của con hổ.

Bạn sẽ cần một bể cá với kích thước khá lớn để nuôi loài cá này bởi vì nó có thể phát triển cơ thể đến 65 cm chiều dài khi trưởng thành. Cũng như loài cá rồng ở trên, bạn cũng nên tạo ra nơi cư trú giống như môi trường tự nhiên như ở Indonesia và Thái Lan nhất có thể để chúng có thể thoải mái phát triển. Với những loài thực vật dưới nước cùng những nơi ẩn nấp, sẽ là môi trường sống lý tưởng cho loài cá này bởi chúng có sở thích cũng như tập quán ẩn nấp để săn mồi.

Ngoài việc chúng rất thích săn lùng và bắt mồi, loài này khá thụ động nên chúng nên được giữ chung bể cùng với những loài cá hiền lành khác. Hơn nữa, bữa ăn của chúng bao gồm thực phẩm đông lạnh, thức ăn dạng viên và thực phẩm tươi sống.

4. Cá Đuối nước ngọt, cá Sam (Sting Rays)

Hình ảnh cá đuối nước ngọt

Có cùng nguồn gốc từ vùng lưu vực sông Amazon, loài cá đuối nước ngọt rất hiền lành, chúng ăn tất cả mọi thứ và chúng rất thích giấu mình.

Một số giống loại khi trưởng thành sẽ đạt kích thước 1m chiều dài nên bạn cũng sẽ cần một bể cá rộng và lớn nếu bạn muốn giữ nó. Một số loài cần có sự lưu ý đặc biệt như da và đuôi của chúng khá yếu và ở một số giống khác đuôi của chúng có thể có nọc độc.

Bể cá của bạn nên có cát mịn ở đáy. Một số con có thể lớn đến 90 cm đường kính nên việc đầu tiên bạn nên chắc chắn về giống cá đuối bạn đang nuôi sẽ có kích thước ra sao khi lớn lên để có thể có phương pháp chăm sóc tốt nhất.

Nếu bạn có dự định sẽ nuôi một loài cá khác trong bể cùng với cá đuối thì bạn nên chọn những con cá lớn, hiền và không hiếu chiến để bể cá của bạn được dung hòa.

5. Cá Kỳ Nhông (Axolotl)

Cá kỳ nhông dưới đáy bể

Cá kỳ nhông Axolotl từ thành phố Mexico, và được biết đến như là con kỳ nhông của Mexico. Đây là loài sinh vật độc nhất (đôi khi đáng yêu) và kỳ lạ, chúng thật ra được xếp vào loài động vật lưỡng cư (kỳ nhông).

Đây là loài ăn thịt, thích ăn côn trùng, sâu và cá cảnh. Chúng chỉ chia sẻ bể cá với những loài cá lớn khác. Như loài Rays, chúng có làn da nhạy cảm và nên được nuôi trong cát sạch và mịn.

Bạn sẽ cần ít nhất một bể dung tích 40 lít nếu bạn muốn nuôi một con Axolotl trong bể cá nhà bạn.

Khi có mong muốn chăm sóc loài Axolotl thì điều kiện nước của bể cá là cực kỳ quan trọng, nên thay nước thường xuyên cùng với định kỳ kiểm tra nước trong bể.

Trang Anh

Bạn đang đọc bài viết "5 loài cá cảnh, sinh vật cảnh độc đáo nhất" tại chuyên mục Sinh Vật Cảnh.

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động nội bộ của TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN HOA LAN VIỆT NAM và thông tin về sản phẩm dịch vụ do Trung tâm phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website https://vietnamhuongsac.vn/ theo Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.

Chia sẻ Zalo

Cùng chuyên mục