Cách tắm cho bé vào mùa Đông đảm bảo sức khỏe, vệ sinh

23/12/2020 22:23

Vào mùa đông trời nét, đây là thời điểm các em bé sơ sinh cần chăm sóc cẩn thận. Dưới đây là hướng dẫn cách tắm đảm bảo vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho bé.

Khi nào thì nên tắm cho bé?

Vào mùa đông, thời tiết trở nên giá rét hơn, vì vậy nên tắm cho trẻ ở nơi kín gió, nơi không bị gió lùa. Khu vực tắm cho trẻ cũng cần phải rộng rãi và tiện lợi để mẹ có thể chuẩn bị sẵn khăn tắm, khăn lông và quần áo ấm để mặc cho trẻ ngay sau khi tắm xong. Như vậy sẽ giúp giữ ấm cho trẻ, giúp cho trẻ tránh bị cảm, bị trúng gió hoặc bị cảm cúm,… và tránh những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh

Empty

Ảnh minh họa nguồn internet

Ngoài việc tắm nắng mùa đông cho trẻ sơ sinh các mẹ cũng không nên tắm cho bé quá sớm hay quá muốn. Tránh khung giờ 11h – 13h, và thời gian lý tưởng nhất để tắm cho bé là khoảng từ 10h-10h30 hoặc từ 13h30 – 16h.

Khi tắm phải đảm bảo nước đủ ấm, kể từ khi cho bé xuống nước đến khi cho bé ra khỏi chậu không được quá 5 phút. Vào mùa đông, các mẹ chỉ nên tắm cho bé từ 2 – 3 lần/ tuần.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông đúng và chuẩn nhất

Bước 1: Trước khi thực hiện tắm cho trẻ, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết, bao gồm: thảm tắm, khăn lông, tã, quần áo, sữa tắm cho trẻ, ca múc nước, nhiệt kế đo nước tắm, bồn tắm cho trẻ sơ sinh, ghế nằm dựa để tắm, nước ấm tắm cho trẻ và đồ chơi khi tắm của trẻ.

Bước 2: Mẹ dùng nhiệt kế loại chuyên dùng đo nhiệt độ của nước tắm để kiểm tra nhiệt độ nước. Tránh tình trạng nước tắm quá nóng hoặc chưa đủ độ ấm cần thiết để tắm trẻ. Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh lý tưởng nhất là khoảng 36.5 – 37.5 độ C (khoảng 96 – 98 độ F) là chuẩn nhất.

Ngoài ra, nếu trẻ không ra quá nhiều mồ hôi thì chỉ cần tắm cho trẻ bằng nước ấm là được hoặc sữa tắm dành riêng cho bé.

Bước 3: Cởi từ từ quần áo và tã của trẻ. Trong khi cởi, cần dỗ cho trẻ cảm thấy vui vẻ, ấm áp và thấy an toàn thì mới bắt đầu tắm cho trẻ. Trong trường hợp trẻ quấy khóc hoặc có biểu hiện sợ hãi thì hãy ngừng lại, dỗ cho trẻ nín khóc và vui vẻ hơn thì mới tiếp tục tiến hành tắm cho trẻ.

Bước 4: Trước tiên, hãy cho chân của trẻ tiếp xúc với nước cho trẻ làm quen với nhiệt độ của nước tắm. Tiếp đó, dùng tay đỡ phần cổ và đầu của trẻ rồi thả trẻ một cách từ từ vào nước tắm.

Một tay đỡ trẻ trong suốt quá trình tắm, một tay dùng khăn thấm nước ấm để vệ sinh phần đầu và cổ cho trẻ trước tiên. Cho chút nước ấm lên đỉnh đầu của trẻ rồi thoa dầu gội lên và massage nhẹ nhàng vùng da đầu cùng tóc rồi gội lại cho sạch hết xà bông với nước sạch. Tiếp đó, tiến hành rửa mặt, rửa sau tai, rửa khẽ tai và rửa các nếp gấp ở cổ cho trẻ.

Bước 5: Tiến hành tắm rửa phần thân cho trẻ. Cần chú ý lau rửa kỹ ở phần nếp gấp trên cánh tay và chân, phần đầu gối, khuỷu tay, khuỷu chân, đùi, vùng bẹn, bộ phận sinh dục và vùng mông của trẻ để tránh tình trạng bị hăm da.

Bước 6: Tráng lại cơ thể trẻ với nước sạch rồi bế trẻ ra khỏi bồn tắm. Cho trẻ nằm lên thảm tắm đã lót sẵn khăn bông sạch và dùng khăn này thấm khô hết nước trên toàn bộ cơ thể trẻ.

Trong tình trạng da trẻ bị khô hoặc bị hăm tã, mẹ có thể dùng thêm các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ như: sữa dưỡng ẩm hay phấn chống hăm. Sau cùng, mặc tã và quần áo cho trẻ rồi ủ ấm trẻ với một cái khăn bông sạch khác hoặc với chăn mền đều được.

Thùy Linh
Nguồn https://giadinhvietnam.com/cach-tam-cho-be-vao-mua-dong-dam-bao-suc-khoe-ve-sinh-d164823.#html

Bạn đang đọc bài viết "Cách tắm cho bé vào mùa Đông đảm bảo sức khỏe, vệ sinh" tại chuyên mục Sức khỏe.

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động nội bộ của TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN HOA LAN VIỆT NAM và thông tin về sản phẩm dịch vụ do Trung tâm phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website https://vietnamhuongsac.vn/ theo Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.

Chia sẻ Zalo

Cùng chuyên mục