Bộ KH&CN cấp giấp phép hoạt động KH&CN cho Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát triển Hoa lan Việt Nam

15/04/2020 19:35

Ngày 21/10/2019, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy phép hoạt động KHCN số A - 2144 về hoạt động cho Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát triển Hoa lan Việt Nam.

Trước đó, Hội Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam đã Quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát triển hoa lan Việt Nam trực thuộc PHANO do chủ nhà vườn hoa la Tấn Phong Nguyễn Huy Tấn sinh năm 1976 làm Giám đốc điều hành Trung tâm. 

Theo đó, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển Hoa lan Việt Nam có các chức năng chính như sau:

1. Điều tra, khảo sát, giám định tên khoa học, nguồn gốc xuất sứ các loại hoa lan;

2. Xây dựng các quy trình kỹ thuật, mô hình trình diễn, thuần dưỡng, chăm sóc các loại hoa lan;

3. Nghiên cứu bảo tồn, lưu giữ và phát triển các nguồn gen hoa lan quý hiếm của Việt Nam và tuyển chọn nhập nội, di thực những dòng lan quý hiếm của các nước trên thế giới;

4. Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoa lan; vật tư, giá thể, thuốc trừ sâu, phân bón...phục vụ ngành hoa lan;

5. Tham gia thực hiện các đề tài, chương trình, dự án về phát triển sản xuất, kinh doanh hoa lan;

6. Chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; cung ứng dịch vụ tư vấn chuyên ngành; hợp tác quốc tế và thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu có liên quan đến ngành hoa lan;

7. Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, xuất bản tài liệu; tổ chức các sự kiện; Hình thành tổ chức và tham gia các hoạt động xã hội nghề nghiệp chuyên ngành về hoa lan; Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát triển hoa lan Việt Nam Nguyễn Huy Tấn hứa quyết tâm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ bảo tồn, phát triển hoa lan Việt Nam, góp phần hình thành ngành kinh tế sinh thái.

Nghệ nhân Nguyễn Gia Hiền (áo sọc bên phải), Phó Chủ tịch Hội SVC Hà Nội tặng lẵng hoa, chúc mừng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát triển hoa lan Việt Nam Nguyễn Huy Tấn.

PHANO đã quyết định gắn các chức năng nhiệm vụ và hoạt động của Trung tâm với Trang trại sản xuất, nuôi trồng, kinh doanh, dịch vụ Hoa lan Tấn Phong, Hà Đông, Hà Nội. Đây là cơ sở có uy tín nhất, đủ điều kiện và đã được cơ quan cấp phép hoạt động khoa học công nghệ thẩm tra chấp thuận. Trung tâm sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 7 năm 2018.
Nhà vườn hoa lan Tấn Phong rộng hơn 1 ha, được xây dựng thành nhà kính theo công nghệ Israel, hiện có hơn 1000 cá thể, loài lan, trong đó có 30 loài lan mới chưa có tên trên bản đồ lan thế giới, có 24 giống lan mang tên Tấn Phong từ 1 đến 24.

PHANO đang hướng nghiên cứu không chỉ bảo tồn mà phát triển thành ngành kinh tế sinh thái có giá trị kinh tế cao.

Các đại biểu tham dự cuộc gặp mặt chúc mừng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát triển hoa lan Việt Nam Nguyễn Huy Tấn.

a1a

BBT Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam tai buổi lễ 

Văn nghệ chào mừng gặp mặt.

Các loại hoa lan quý tại Nhà vườn hoa lan Tấn Phong

Chiêm ngưỡng hoa lan phi điệp tại Nhà vườn hoa lan Tấn Phong.

PV
Nguồn Văn Hiến

Bạn đang đọc bài viết "Bộ KH&CN cấp giấp phép hoạt động KH&CN cho Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát triển Hoa lan Việt Nam" tại chuyên mục Văn hóa - Thông tin.

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động nội bộ của TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN HOA LAN VIỆT NAM và thông tin về sản phẩm dịch vụ do Trung tâm phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website https://vietnamhuongsac.vn/ theo Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.

Chia sẻ Zalo

Cùng chuyên mục