Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong sản xuất nhà thép nhẹ tiền chế để xuất khẩu

07/01/2020 17:51

Dự án thiết kế, chế tạo dây chuyền sản xuất linh hoạt kết cấu nhà thép nhẹ tiền chế được Công ty Thép Việt nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Úc, giúp các khâu từ tiếp nhận đơn hàng đến báo giá, tính toán thiết kế, sản xuất… thực hiện trên toàn bộ phần mềm hiện đại, góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Chia sẻ về việc doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao cải tiến, kỹ thuật, ông Kiều Huỳnh Sơn - Công ty TNHH máy và sản phẩm Thép Việt, Phó chủ tịch dội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP.HCM (HAMEE) cho hay nếu không áp dụng sự tiên tiến của cách mạng 4.0, doanh nghiệp sẽ tụt lùi và lạc hậu. Theo ông, trong bối cảnh ngành cơ khí Việt Nam còn non trẻ, doanh nghiệp muốn phát triển, đứng vững, cung cấp ra thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm chất lượng, cần phải đổi mới công nghệ..

Thông qua chương trình của Bộ KH&CN, được Vụ Công nghệ cao hỗ trợ, đề xuất, ông Sơn cho rằng doanh nghiệp đã đăng ký đề tài: "Hoàn thiện thiết kế, chế tạo dây chuyền sản xuất linh hoạt kết cấu nhà thép nhẹ tiền chế theo công nghệ của Úc". Với công nghệ này, các khâu từ tiếp nhận đơn hàng đến báo giá, tính toán thiết kế đến sản xuất… toàn bộ dựa trên phần mềm, chuỗi sản xuất liên tục hoặc thiết bị đồng bộ theo công nghệ Úc.

“Nhận yêu cầu kiểu dáng, kích thước nhà hoặc bản vẽ kiến trúc, kỹ sư chỉ cần nhập dữ liệu vào phần mềm lập trình sẵn. Phần mềm tự động lên bản vẽ 2D, 3D, báo giá, tính toán danh mục đầu tư và dữ liệu sản xuất cần để xây dựng hoàn chỉnh khung nhà thép. Các thông số do phần mềm tính toán được chuyển đến máy gia công.

Các cấu kiện như cột, kèo, xà gồ, các liên kết hình chữ U, L... đều được tạo ra trên máy theo dữ liệu liên kết với phần mềm thiết kế và được in mã tự động. Tất cả phụ kiện này sau đó được vận chuyển từ xưởng đến địa điểm xây dựng. Người thi công chỉ cần nhìn mã in trên phụ kiện, kết nối chúng lại theo bản thiết kế”, ông nói.

Ông Sơn cho hay việc thiết kế toàn bộ máy móc từ bản vẽ ban đầu của đối tác Australia rất phức tạp vì mỗi thiết bị đòi hỏi hơn 5.000 chi tiết. Đội ngũ phải thử nghiệm và điều chỉnh nhiều lần mới thành công. 

Dây chuyền sản xuất linh hoạt kết cấu nhà thép tiền chế là dự án nằm trong Chương trình nghiên cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ. “Nhờ áp dụng công nghệ, doanh nghiệp đã cải thiện doanh thu, từ 20-30%/năm. Qua 2020, chúng tôi tiếp tục hoàn thiện chương trình xúc tiến thương mại hóa, đưa sản phẩm lên một tầm cao hơn”, ông nói.

Ông Sơn cũng bày tỏ sự cảm ơn với Bộ KH&CN khi đồng hành cùng doanh nghiệp 100% vốn tư nhân để đưa sản phẩm “Made in Vietnam” vươn xa hơn ra thế giới. Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị, đây là một dự án sử dụng công nghệ mới, người sử dụng có thể tạo ra khung nhà trên một phần mềm nên chưa có trong tiêu chuẩn Việt Nam. Do đó, ông mong muốn thông qua các kênh của Bộ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có thể đưa nội dung trên vào tiêu chuẩn hóa để có thể ứng dụng rộng rãi hơn. "Đối với doanh nghiệp việc tham gia các đề tài cấp khoa học thì nguồn lực còn hạn chế. Hơn nữa, làm sao các chương trình, sự hỗ trợ của Bộ KH&CN, ngành khoa học đến gần với doanh nghiệp ứng dụng hơn nữa. Bởi thực tế, có những buổi tiếp xúc, hợp tác, chuyển giao thông tin… nhiều doanh nghiệp nhỏ chưa tiếp cận được nội dung mới", ông nói.

Nguồn Chất lượng Việt Nam

Bạn đang đọc bài viết "Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong sản xuất nhà thép nhẹ tiền chế để xuất khẩu" tại chuyên mục Văn hóa - Thông tin.

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động nội bộ của TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN HOA LAN VIỆT NAM và thông tin về sản phẩm dịch vụ do Trung tâm phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website https://vietnamhuongsac.vn/ theo Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.

Chia sẻ Zalo

Cùng chuyên mục