PV: Anh có thể chia một vài cảm nhận về niềm vui trước những đổi thay từ sự phát triển của ngành hoa lan Việt Nam?
Nghệ nhân Cao Đức Vịnh: VUI vì cộng đồng người quan tâm đến hoa Lan ngày càng đông đảo và trong số họ có không ít việc làm thiết thực vì sự phát triển lành mạnh của cộng đồng. Cuối tháng 7 dịch COVID19 đang diễn biến phức tạp, nhiều người đã mạnh dạn phát nguyện quyên góp để ủng hộ vật tư, trang thiết bị phòng chống dịch đồng hành cùng lực lượng đang làm nhiệm vụ ở tuyến đầu Đà Nẵng; GS. TSKH Trần Duy Quý, Chủ tịch Hội hoa Lan Hà Nội cùng các cộng sự đưa hàng vạn cây lan thạch hộc tía trở lại môi trường rừng tự nhiên...
Nghệ nhân Cao Đức Vịnh sinh ngày 30/6/1978 ở Quỳnh Hồng, Quỳnh Phụ, Thái Bình
PV: Vậy thì còn nỗi buồn từ ngành này là gì ạ, thưa anh?
Nghệ nhân Cao Đức Vịnh: BUỒN vì những thông tin gây nhiễu loạn thị trường hoa Lan (chính xác hơn là sự nhiễu loạn thông tin trên MXH) với những giao dịch khủng lên đến hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ chưa được kiểm chứng đầy đủ một cách tường minh (dù thực tế giao dịch hàng trăm triệu đến tiền tỷ là có thực) và buồn hơn là sự gian trá của một số kẻ cơ hội trục lợi dựa trên sự hỗn loạn thông tin. Đó là dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một tay buôn Lan xảy ra ở địa bàn huyện Quốc Oai (Hà Nội); Sự bất đồng chia sẻ và mâu thuẫn trong một bộ phậm của giới sinh vật cảnh, thậm chí đã có sự dựng chuyện, thông tin sai bản chất sự việc với ác ý rõ ràng mang tính vùi dập một ngành hàng và gán cho loài hoa Vương giả muôn vàn tội lỗi vô căn cứ...?!
Vẻ đẹp của một bông lan đột biến
PV: Vậy theo anh thì đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Nghệ nhân Cao Đức Vịnh: Dường như ai đó do vô tình hay cố ý đã tạo ra sự hỗn loạn từ môi trường ảo trên không gian mạng để rồi nó tác động đến thị trường thật là cuộc sống của bao người đã gắn bó với ngành lan. Lo lắng sự tháo chạy khỏi thị trường Lan trong ngắn hạn là có thật. Và quan trọng hơn hiện tượng trên khiến cho dư luận hiểu sai về bản chất, làm méo mó hình ảnh của thú chơi Sinh Vật Cảnh có truyền thống phát triển hàng ngàn năm, đang trên đà trở thành ngành kinh tế phát triển nông thôn mới nổi. Vì đâu nên nỗi Lan ơi..?!
Nghệ nhân Cao Đức Vịnh bên bông lan Phi Điệp Đột biến mà anh yêu thích
PV: Vậy theo anh, tình trạng này đã từng xảy ra ở các chuyên ngành khác của Sinh Vật Cảnh chưa anh?
Nghệ nhân Cao Đức Vịnh: Nên nhớ Cây cảnh cũng từng có chung số phận. Năm 2010, cây cảnh đang trên đà phát triển mạnh mẽ (dù cũng có vài vụ lùm xùm) thì một KTS đăng đàn một bài viết rất vô trách nhiệm và có phần hiểu biết phiến diện về chuyên ngành Sinh Vật Cảnh nên đã "phán" rằng: Thú chơi cây xanh là sự lệch lạc về thẩm mỹ của giới trọc phú Việt. Thế là thị trường lao dốc, hàng trăm nhà vườn lao đao khốn khổ.
Nghệ nhân Cao Đức Vịnh chia sẻ với phóng viên
PV: Câu hỏi cuối xin anh có đưa ra gợi ý gì để cải thiện tình hình trên thưa anh?
Nghệ nhân Cao Đức Vịnh: Tất nhiên với những người đam mê thật sự, có tình yêu Sinh Vật Cảnh trong sáng, có khát khao làm giàu chính đáng từ ngành này thì họ luôn trong tâm thế "đi tìm sự thống nhất trong đa dạng khác biệt" để tồn tại và phát triển. Xin được mạnh dạn có vài lời tâm tình nôm na với những mong nhận được sự góp ý chia sẻ từ các bậc trưởng bối để mở mang tầm nhìn.
PV: Cảm ơn anh!