Vương Xuân Nguyên

05/06/2022 19:22

Sau khi tốt nghiệp đại học, nhà báo Vương Xuân Nguyên đã đi theo nhà báo Đỗ Phượng tiếp tục với duyên nghiệp viết lách trên tờ Tạp chí Việt Nam Hương Sắc, làm sách, cộng tác với một số tờ báo và làm công tác Sinh Vật Cảnh. Một bước ngoặt khác hoàn toàn so với định hướng từ ban đầu, có thể nói đây là điều nhà báo không bao giờ nghĩ đến.

Những cơ duyên hiếm có

Dưới sự hướng dẫn tận tình của người thầy Đỗ Phượng, ông đã trở thành một cây bút viết về nhiều lĩnh vực, nhưng nổi bật hơn cả là đề tài môi trường, Sinh Vật Cảnh và phát triển Nông thôn.

Không chỉ có cơ duyên hiếm có với nhà báo Đỗ Phượng, nhà báo Vương Xuân Nguyên còn có cơ duyên được gần gũi nhiều bậc lão thành cách mạng và nhiều nhân sĩ trí thức tiêu biểu, đã khơi nguồn và định hướng đi đúng đắn, giúp nhà báo vững tin theo đuổi đam mê, gắn bó với nghề báo và có những đóng góp thiết thực cho cả cộng đồng.

 

a123-1654428955.jpg Nhà báo Vương Xuân Nguyên

Ông có những tháng ngày được đi theo và học hỏi: Cụ Cù Văn Chước, người giúp việc gần gũi Bác Hồ suốt 14 năm tại Phủ Chủ tịch; Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Duy Quý, Giáo sư Vũ Khiêu – những hiền tài uyên bác và có tâm hồn cao đẹp. Ông cũng dẫn gũi giúp việc nhiều bậc lão thành cách mạng sinh hoạt tại CLB Thăng Long và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như: Đồng chí Nguyễn Văn Trân, nguyên Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; Đồng chí Tráng A Pao, nguyên Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội; Đồng chí Tạ Quang Ngọc, nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản…

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Duy Quý nhận xét: “Chính những năm tháng được gần gũi nhiều bậc lão thành cách mạng, nhà báo, nhà văn hóa, nhà khoa học và nhiều nhân sĩ trí thức tiêu biểu đã giúp nhà báo Vương Xuân Nguyên không chỉ có nguồn tư liệu phong phú, phương pháp luận khoa học, cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề có liên quan bằng nhãn quan chính trị sắc bén. Điều này trở nên rất quan trọng để tạo nên sức nặng, sự thuyết phục, sức hấp dẫn và tính chiến đấu trong mỗi bài viết sau này của nhà báo Vương Xuân Nguyên”.

Từng được giao nhiệm vụ làm giao liên giữa một số vị lão thành cách mạng với Giáo sư Vũ Khiêu, Nhà báo Đỗ Phượng, cụ Cù Văn Chước về các công việc xã hội có liên quan giữa các cụ, nhà báo Vương Xuân Nguyên vinh dự được các cụ yêu mếm và giúp đỡ trong nghiệp vụ báo chí.

Chính những năm tháng đó, ông đã có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người bạn, người đồng chí thân thiết của các bậc lão thành cách mạng và có nhiều kỳ niệm đẹp khó quên của cuộc đời cầm bút, trong đó, có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải…

Năm 2019, ông đã cùng một số người giúp việc gần gũi Đại tướng Võ Nguyên Giáp giúp sức cho ra đời cuốn sách ảnh “Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng dân”. Chính ông là người dâng cuốn sách ảnh nói trên lên hương án Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng và gửi tặng các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ Quốc, cũng như lực lượng cảnh sát Biển và biên phòng Việt Nam.

Với những cơ duyên hiếm có ấy, được học hỏi các bậc hiền tài, và nỗ lực không ngừng nghỉ, hơn 20 năm gắn bó với nghiệp báo chí, nhà báo Vương Xuân Nguyên trở thành một cây bút viết về nhiều lĩnh vực, nhưng nổi bật hơn cả là đề tài môi trường, phát triển bền vững, Sinh Vật Cảnh và phát triển Nông thôn.

Ông làm việc tại Tạp chí Việt Nam Hương Sắc và cộng tác với nhiều cơ quan báo chí của Trung ương và Hà Nội.

Năm 2017, ông chuyển sang làm Thư ký Tòa soạn Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam, sau đó, công tác tại Báo Đời sống và Phát luật rồi trở về làm Tổng thư ký Tòa soạn Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam; Trưởng Ban chuyên đề Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển và cộng tác làm truyền thông với nhiều cơ quan báo chí, truyền thông khác.

Nhà báo Vương Xuân Nguyên cũng đồng thời tham gia các công tác xã hội khác tại Trung ương Hội Khoa học Phát triển Nông thôn, Hội Sinh Vật Cảnh thành phố Hà Nội, CLB Nhiếp ảnh Khoa học và Cuộc sống, Diễn đàn Đời sống và Phát triển; Diễn đàn Văn hóa và Đời sống; Diễn đàn Nông dân Hợp tác…

Trong gian đoạn này, Nhà báo Vương Xuân Nguyên lại may mắn được đồng hành với nhiều nhà khoa học tâm huyết với ngành nông nghiệp như: GS. TSKH Trần Duy Quý, PGS.TS.VS Đào Thế Anh, TS. Lê Thành Ý, PGS.TS Nguyễn Văn Bộ, PGS.TS Vũ Trọng Khải, GS.TS Nguyễn Tử Siêm, ThS. Nguyễn Văn Chí, TS. Ngọ Văn Ngôn, TS. Hoàng Xuân Trường…đã giúp ông có thêm nhiều bài viết chuyên ngành cũng như những phân tích sâu sắc trên truyền hình về những đề tài có liên quan.

Khát vọng chân chính

Ngoài vai trò là một nhà báo năng động với nhiều bài viết chuyên ngành để lại những dấu ấn riêng, người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Sinh Vật Cảnh, Phát triển Nông thôn, nhà báo Vương Xuân Nguyên còn được biết đến là nhà hoạt động xã hội sôi nổi với nhiều đóng góp thiết thực cho cộng đồng trên nhiều lĩnh vực như: Văn hoá, lễ hội, kiến trúc cảnh quan, tài chính ngân hàng…

Sinh ra ở vùng quê nghèo Phủ Quốc, ngoài thành Hà Nội, chàng trai Vương Xuân Nguyên cuối những năm 90 của thế kỷ trước đã theo ngành học Tài chính Ngân hàng. Rồi ông tiếp tục học lên Thạc sỹ, Nghiên cứu sinh tại Học Viện Ngân hàng. Nhưng cái duyên nghề đã cuốn ông vào với báo chí như một định mệnh.

Cùng với những trải nghiệm của bản thân qua nhiều vị trí công tác: Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển Sinh Vật Cảnh Việt Nam; Phó Chánh văn phòng Trung ương Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam; Báo cáo viên tại Trung tâm Thông tin – Ban Tuyên giáo Trung ương; Phụ trác nội dung Tạp chí Việt Nam Hương Sắc, Giám đốc Tài chính tại Công ty CP Hóa chất Đức Giang, Cán bộ Tín dụng Ngân hàng TPCP OCEAN Bank…đã giúp Nhà báo Vương Xuân Nguyên có thể viết về nhiều lĩnh vực của cuộc sống gây ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc, đóng góp thiết thực cho cộng đồng xã hội và được nhiều tổ chức tôn vinh ghi nhận.

Ông cùng các cộng sự và cộng đồng doanh nhân, nghệ nhân thường xuyên có các hoạt động thiện nguyện, gắn kết cộng đồng, công tác an sinh xã hội. Gần đây nhất là việc phối hợp tổ chức Tết 0 đồng tại Bệnh viện Nhi Trung ương; phát động cuộc thi viết "Sống đẹp trong ứng phó với Virus Corona; quyên góp ủng hộ cho công tác phòng chống dịch tại Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước…Riêng trong 02 năm (2020 – 2021), ông đã cùng các cộng sự tổ chức sự kiện và kết nối các doanh nhân đóng góp cho Quỹ cứu trợ trung ương - Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với tổng số tiền gần 80 tỷ đồng.

Chia sẻ quan điểm làm báo trong thời đại Công nghệ 4.0, nhà báo Vương Xuân Nguyên cho biết: Chất lượng báo chí ngày nay không còn chủ yếu nằm ở việc các nhà báo kinh nghiệm đi đến các nơi, phát hiện các nguồn tin, xác minh và tái xác minh dữ kiện rồi kể lại, thuật lại cho độc giả theo mô hình làm tin truyền thống gồm 6 yếu tố 5W + H, mà chất lượng báo chí thực sự nằm ở những hoạt động tổ chức thông tin sao cho “Nhanh - Trúng - Đúng – Hay” để cho ra đời những tác phẩm báo chí góp phần làm tăng tri thức, sự hiểu biết cho người đọc.

Vì vậy, thay vì phản ánh, báo chí cần phải sáng tạo. Báo chí không chỉ cung cấp thông tin thuần túy một cách chính xác, tin cậy để kịp thời định hướng dư luận, mà còn cần phải tích hợp giữa cung cấp thông tin và phân tích, nhận định, kể chuyện để tin tức sâu sắc hơn, có sức sống hơn.

Đặc biệt, mỗi bài báo cần phải được đầu tư công sức trí tuệ thích đáng để tạo được những dấu ấn, quan điểm, góc nhìn riêng mang tính chính thống của người viết.

“Hơn cả tin tức, báo chí phải cung cấp tri thức mới cho độc giả. Đây yếu tố quyết định sự sống còn của báo chí trong bối cảnh cạnh tranh thông tin khốc liệt với người khổng lồ mạng xã hội", nhà báo Vương Xuân Nguyên chia sẻ.

PV

Bạn đang đọc bài viết "Vương Xuân Nguyên" tại chuyên mục Văn hóa - Thông tin.

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động nội bộ của TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN HOA LAN VIỆT NAM và thông tin về sản phẩm dịch vụ do Trung tâm phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website https://vietnamhuongsac.vn/ theo Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.

Chia sẻ Zalo

Cùng chuyên mục