Hà Giang: Duyên nợ vùng cao Mèo Vạc

19/11/2020 00:55

Từ nhiều năm nay, thầy Trần Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS Cán Chu Phìn coi Mèo Vạc (Hà Giang) là quê hương thứ 2 của mình. Tại nơi này, thầy đã dành cả thanh xuân và lòng nhiệt huyết để chèo lái “con thuyền” đưa học sinh đến những miền tươi sáng.

thay giao

Thầy Trần Văn Hùng hướng dẫn học sinh xử lý sâu bệnh trên cây rau.

 Là người con của quê hương Vĩnh Phúc, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, thầy Trần Văn Hùng đã “bén duyên” với miền đá xám Mèo Vạc. Gần 18 năm trong ngành Giáo dục, trải qua nhiều vị trí công tác, thầy luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng được mối đoàn kết tốt với cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh…

Từ năm 2017 đến nay, thầy Hùng đảm nhiệm cương vị Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Cán Chu Phìn. Thầy giãi bày: Thời điểm năm 2017, hệ thống cơ sở vật chất nhà trường xuống cấp nhiều do được xây dựng từ lâu. Bên cạnh đó, duy trì sỹ số học sinh đến trường là việc làm khó, bởi hầu hết học sinh là con em đồng bào dân tộc Mông, nhận thức không đều, hoàn cảnh khó khăn khiến các em không có điều kiện đi học, phải ở nhà lao động; hoặc các em bỏ do lười học, tảo hôn, ngại đi học do đường xa, đi lại khó khăn. Mặt khác, năng lực của một số cán bộ, giáo viên còn hạn chế, bất đồng ngôn ngữ với học sinh, phụ huynh… nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy và học của nhà trường.

Tháo gỡ những khó khăn trên, thầy Hùng đã huy động sự đoàn kết, thống nhất và vào cuộc của cả tập thể cán bộ, giáo viên; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương. Trong đó, tập trung huy động học sinh đến trường, kêu gọi xã hội hóa đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo viên, đổi mới phương pháp dạy và học của nhà trường. Nhờ vậy, liên tục trong những năm qua, hệ thống cơ sở vật chất nhà trường không ngừng được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập, vui chơi của học sinh. Các khoản xã hội hóa xây dựng, chế độ học sinh được nhà trường công khai, nhờ đó tạo được sự ủng hộ và niềm tin trong nhân dân; tỷ lệ học sinh đến trường được đảm bảo, chất lượng học tập không ngừng được nâng lên. Năm học 2019 – 2020, tỷ lệ duy trì sỹ số học sinh so với đầu năm đạt trên 97%, hơn 70% học sinh tốt nghiệp đi học THPT hoặc đi học nghề; 100% cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Liên tục trong nhiều năm, Chi bộ nhà trường đạt trong sạch, vững mạnh; tỷ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi và giáo viên dạy giỏi các cấp năm sau luôn cao hơn năm trước…

Trải qua gần 20 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, mái tóc thầy Trần Văn Hùng có thêm nhiều sợi bạc. Nhưng điều đó chưa bao giờ làm vơi lòng nhiệt huyết của thầy với mái trường và học sinh thân yêu, đặc biệt là quyết tâm phấn đấu đưa trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 trong năm nay.

Nguồn: baohagiang.vn

 

Bài, ảnh: TRẦN KẾ
Nguồn https://vanhien.vn/news/ha-giang-duyen-no-vung-cao-meo-vac-80626

Bạn đang đọc bài viết "Hà Giang: Duyên nợ vùng cao Mèo Vạc" tại chuyên mục Giáo Dục.

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động nội bộ của TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN HOA LAN VIỆT NAM và thông tin về sản phẩm dịch vụ do Trung tâm phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website https://vietnamhuongsac.vn/ theo Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.

Chia sẻ Zalo

Cùng chuyên mục