Hôm thứ Hai vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công bố gói cứu trợ trị giá lên đến 108 nghìn tỷ yên (989 tỷ USD) - một con số đáng kinh ngạc tương đương với khoảng 20% GDP của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Hôm thứ Hai vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công bố gói cứu trợ trị giá 108 nghìn tỷ yên (989 tỷ USD).
Gói cứu trợ bao gồm hàng chục tỷ đô la tiền mặt cho các gia đình và chủ doanh nghiệp nhỏ đã mất thu nhập. Gói này cũng có tính năng giảm thuế và các khoản vay không lãi suất. Ông Abe dự kiến sẽ cung cấp thêm thông tin tại một cuộc họp báo ở Tokyo vào thứ ba này.
Nhật Bản là quốc gia mới nhất giải ngân một lượng lớn chi tiêu của chính phủ nhằm giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp đối phó với cú sốc bất ngờ đối với nền kinh tế toàn cầu khi các nước rơi vào tình trạng đóng cửa.
Hoa Kỳ tháng trước đã thông qua dự luật kích thích trị giá 2 nghìn tỷ đô la, gói viện trợ khẩn cấp lớn nhất trong lịch sử nước này. Đức, Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha và các nền kinh tế lớn khác cũng đã công bố các kế hoạch chi tiêu khổng lồ.
Làn sóng kích thích kinh tế ở các quốc gia liên tục xuất hiện khi số ca mắc COVID-19 vẫn đang chưa có dấu hiệu dừng lại. Cho đến nay, hơn 1,27 triệu người trên toàn thế giới đã bị nhiễm bệnh, trong khi 69.000 người đã tử vong. Nhật Bản cũng đã ghi nhận hơn 3.600 trường hợp và 85 trường hợp tử vong.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể cùng với các dữ liệu sản xuất công nghiệp và bán lẻ gia tăng đã cho thấy nền kinh tế Nhật Bản đang có dấu hiệu hồi phục khi virus tràn qua châu Á vào tháng 2.
Tom Learmouth, chuyên gia kinh tế Nhật Bản tại Capital economic cho biết, COVID-19 sẽ gây ra một “cú đánh” kinh tế nghiêm trọng cho các quốc gia trong những tháng tới.
Theo các thống kê mới nhất, dịch bệnh đã gia tăng ở các thành phố lớn như Tokyo và Osaka của Nhật Bản và khiến cho nhiều chuyên gia lo ngại về "làn sóng thứ hai" của virus sẽ khiến các cư dân phải làm việc ở nhà và các cửa hàng phải đóng cửa.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Abe tuyên bố “tình trạng khẩn cấp” của Nhật Bản vào thứ ba này và sẽ kéo dài trong khoảng một tháng. Đây có thể nói là một trường hợp bất khả kháng của nước này khi mà người đứng đầu chính phủ Nhật Bản đã từ chối làm như vậy trong tuần trước.
Trong khi đó, thị trưởng Tokyo đã thúc giục 13,5 triệu cư dân của thành phố làm việc từ xa nếu có thể cho đến ngày 12/4. Tuy nhiên, nhiều công dân đất nước “mặt trời mọc” vẫn tiếp tục đi lại và làm việc ở văn phòng của họ. Khoảng 80% các công ty trong nước không có khả năng “bắt” các nhân viên của họ làm việc từ xa và bản thân văn hóa làm việc của Nhật Bản khiến người ta rất khó thuyết phục mọi người ở nhà.
Văn hóa làm việc của Nhật Bản khiến người ta rất khó thuyết phục mọi người ở nhà kể cả trong đại dịch COVID-19.
Các công ty lớn của Nhật Bản như Honda, Toyota hay Nissan đã yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà nhưng vẫn có rất nhiều nhân viên đi đến thủ đô, nơi tàu điện ngầm vẫn đang bận rộn trong những giờ cao điểm.
Nền tảng của điều này là văn hóa làm việc chăm chỉ "khét tiếng" của Nhật Bản. Một nghiên cứu của chính phủ năm 2016 cho thấy một phần năm nhân viên nước này có nguy cơ “làm việc đến chết”.
Đất nước này thậm chí còn có một từ riêng cho nó: "karoshi", được định nghĩa là nhân viên làm việc quá sức đến nỗi họ chết vì các bệnh liên quan đến stress hoặc trở nên chán nản đến mức tự sát.
Đối với người Nhật, công việc luôn là ưu tiên cao nhất và là lý do lớn nhất. Trừ khi chính phủ đóng cửa tất cả các doanh nghiệp còn không sẽ chẳng có ai ở nhà. Họ chính là “nô lệ” của công việc.
Trong thực tế, người Nhật thường “chung thủy” với những cách thức kinh doanh truyền thống. Ví dụ, máy fax vẫn là vật cố định trong nhiều văn phòng và mọi người vẫn sử dụng tem của công ty để cung cấp cho các tài liệu chính thức một con dấu phê duyệt. Tại Nhật Bản, tem cá nhân và công ty thường được sử dụng thay vì chữ ký điện tử hoặc viết tay.
Trong đại dịch, nhiều công ty đa quốc gia đã chuyển sang phần mềm nhắn tin và hội nghị video như Slack , Webex hay là Zoom để giữ liên lạc với các đồng nghiệp. Nhưng ở một đất nước hiện đại và công nghệ cao như Nhật, các công ty lại không đầu tư cho CNTT để làm điều này.
Nhiều nhân viên không có máy tính xách tay để mang về nhà và các công ty cũng không có VPN hoặc truy cập từ xa vào máy chủ của họ, có nghĩa là mọi thứ chỉ có thể được làm việc hoặc truy cập trực tiếp tại văn phòng.